Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Ngọc trai - báu vật của thủy cung

Ngọc trai (Hán-Việt: trân châu) là một vật hình cầu, cứng được một số loài vật tạo ra, chủ yếu là loài thân mềm (nhuyễn thể) như con trai. Ngọc trai được sử dụng làm đồ trang sức và cũng được tán thành bột để dùng trong mỹ phẩm. Ngọc trai được đánh giá là một loại đá quý và được nuôi và thu hoạch để làm đồ trang sức. Độ cứng của ngọc trai thấp, chỉ là 3 trong thang Mohs.


Trước kia với trai tự nhiên thì thông thường một tấn trai/sò chỉ tìm được 1 con có ngọc. Tuy nhiên, ngày nay hầu như tất cả ngọc trai trang sức là ngọc trai nuôi. Thông thường vật lạ cấy vào con sò/trai là mảnh vỏ con trai được đánh bóng cùng với một mảnh nhỏ mô của con trai khác vào cơ quan sinh dục của con trai để làm xúc tác tạo ngọc. Đặc biệt chỉ những con sò ngọc ở Biển Nam và Tahiti mới sống sót qua lần khai thác ngọc đầu tiên và được cấy nhân to hơn và được thả lại xuống nước thêm 2-3 năm nữa.

Ngành Đông y cho rằng trân châu có vị hơi ngọt tính bình vào được kinh tâm can thận, có tác dụng phối hợp chữa kinh phong, an thần, giải độc, tan màn mây ở mắt, trở ngại tuần hoàn nước mắt, ù tai, xây xẩm...

Đánh giá mầu sắc và giá trị của Ngọc Trai

Giá trị của viên ngọc trai phụ thuộc vào kích thước. Ngọc được xếp loại A khi đường kính lớn hơn 18 mm, bất kể màu sắc.  Độ bóng của ngọc trai phụ thuộc vào độ phản xạ và độ khúc xạ ánh sáng từ những lớp trong mờ và độ đẹp của hạt ngọc tỷ lệ thuận với độ dày và nhiều của lớp trong mờ này. Sự phát tán ngũ sắc mà một số loại ngọc tạo ra là do sự chồng lấn lên nhau của các lớp liên tục nhau làm tán xạ ánh sáng chiếu vào bề mặt. Ngọc trai thường có màu trắng, đôi khi có màu kem hoặc phớt hồng và có thể nhuốm màu vàng, xanh lá cây, nâu, tím hoặc đen.

Một viên ngọc trai luôn đảm bảo có 2 trong 3 yếu tố màu sau: Màu nền là màu sắc tổng thể thống trị của ngọc trai; Ánh màu là một hoặc nhiều layer màu sắc mờ nằm trên màu nền của ngọc trai; Màu phản xạ là một ánh sáng lung linh của màu sắc cầu vồng óng ánh trên hoặc dưới bề mặt của ngọc trai, còn gọi là ánh xà cừ. Vì thế mỗi viên ngọc trai có thể phản chiếu trên bề mặt nhiều ánh màu sống động.

Ngọc trai vàng

Ngọc trai đen Tahiti hang trăm ngàn USD

Ngọc trai đen ở đảo quốc Tahiti là những viên ngọc trai đen có giá trị nhất thế giới. 95% sản lượng ngọc trai đen trên toàn thế giới được sản xuất tại đây. Viên ngọc trai đen đạt đường kính lớn nhất từng đo được là 21 mm, trong khi ngọc trai baroque (hình cầu) có đường kính kỷ lục là 26,9 mm. Sản phẩm này hiện được trưng bày ở bảo tàng ngọc trai của thủ phủ Papeete tại Tahiti. Giới chuyên môn cho rằng chỉ cần tăng 1 mm đường kính, giá trị của nó có thể tăng gấp đôi hay gấp ba.


Mặc dù có những bảng màu ngọc cơ bản, hầu hết ngọc trai của Tahiti nổi tiếng toàn cầu bởi gam màu undertone (sắc nhạt, dịu) và overtone (màu sẫm, tối) đặc trưng mà không một vùng nuôi ngọc trai nào vượt qua được. Đó là một tổ hợp dãy quang phổ từ màu đen ánh xanh (đuôi công), xám ánh chì (than đá), xám bạc, xanh lá, xanh dương, tím hoa cà đến nâu đồng, thậm chí là những màu độc đáo như vàng xanh (hồ trăn), tím bạc (oải hương)... ánh lên sáng bóng. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là dòng ngọc trai màu đen tuyền cực phẩm - loại được dùng trong hầu hết trang sức cao cấp và đẳng cấp.  Màu đen huyền thoại có được là nhờ mặt trong màu đen của loài trai có môi - một loài đặc hữu chỉ sống tự nhiên tại các vịnh nước sâu thuộc quần đảo Polynesia.

Một thống kê của GIA minh chứng rằng sự quý hiếm của ngọc trai đen Tahiti cao đến mức chỉ có 1-2% số ngọc thu được có hình dáng tròn đều. Đồng thời, phải khai thác trung bình 1.000 viên mới có khả năng tìm thấy tám viên ngọc tương đồng cao về màu sắc, hình dạng, kích thước để chế tác thành một đôi hoa tai. Nhờ những yếu tố "độc quyền" không gì sánh bằng, ngọc trai đen được làng mốt và giới thượng lưu, chính khách sủng ái. Lợi nhuận kinh tế từ ngọc trai nói chung và ngọc trai đen nói riêng mang lại cho đảo quốc Tahiti lớn đến mức chỉ đứng sau ngành du lịch. Một chuỗi vòng ngọc trai Tahiti hạt 10-14 mm ngày nay có giá lên đến 30.000-40.000 USD (700- 900 triệu đồng). Trong khi một sợi dây chuyền ba vòng hạt ngọc cỡ 12-15 mm đã có giá 880.000 USD từ thập niên 1980 (khoảng 56 tỷ đồng hiện nay).


Cách phân biệt ngọc trai thật và ngọc trai giả Khi ra ngoài ánh nắng mặt trời, ngọc trai thật có khả năng phản chiếu ánh sáng thành màu ngũ sắc. Khi chà xát hai viên ngọc với nhau, ngọc trai thật sẽ có một lớp bột xà cừ rơi ra, bề mặt viên ngọc vẫn nhẵn mịn, trong khi ngọc trai giả sẽ bị bong tróc lớp sơn phủ. Tuy nhiên cách này không hữu hiệu lắm đối với ngọc trai giả làm từ bột vỏ ngọc trai. Quan sát bề mặt, ngọc trai biển có độ bóng sáng đẹp, màu sắc tự nhiên, bề mặt thường không hoàn hảo còn ngọc trai giả được sản xuất công nghiệp nên kích thước và hình dạng giống nhau, bề mặt nhẵn bóng không tỳ vết. Hiện nay, để qua mắt khách hàng, nhiều nơi cố tình làm ngọc trai giả có bề ngoài khiếm khuyết như ngọc trai thật.



Tại Việt Nam có nghệ nhân đục vỏ trai ngọc và cấy tượng phật vào trong con trai, hình dáng ngọc trai đã không đơn thuần chỉ là những viên ngọc tròn nữa. Đây cũng là một cách sáng tạo hoàn toàn mới để có tác phẩm nghệ thuật giá trị cao.

1 nhận xét: