Viên kim cương Hope nguyên thủy được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda Ấn Độ. Ban đầu viên kim vương nặng 115 Kara và được gắn vào mắt bức tượng thần Sita trong một ngôi đền ở Ấn Độ. Vào năm 1642, một thương gia kiêm nhà thám hiểm người Pháp tên là Jean Baptiste Tavernier đã lấy được viên kim cương xanh đó.
Người ta kể rằng Tavernier đã móc viên đá quý trên khỏi một trong những con mắt trên tượng thần Sita. Va do hành động báng bổ thánh thần đó, ngay sau khi dâng và bán nó cho vua Louis XIV, Tavernier đã gặp thảm kịch khi tới Ấn Độ trong một chuyến đi khác, có tin cho rằng ông bị một bầy chó hoang xé xác.
Viên kim cương Hope hiện tại nặng 45,52 kara, tương đương với kích thước và hình dạng của một quả trứng chim bồ câu. Với màu "xanh lam pha xám sẫm huyền ảo" hay "xanh lam sẫm". Trong văn học đại chúng, viên kim cương Hope được mô tả như một "màu xanh thẳm siêu tinh tế", và được so sánh với cả màu xanh lam của viên sapphire xanh lam đẹp nhất.
Đặc biệt viên kim cương Hope phát ra một ánh sáng đỏ mãnh liệt khác thường sau khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím sóng ngắn, kim cương tạo ra một lân quang đỏ rực rỡ (hiệu ứng 'sáng rực trong tối') dai dẳng một số thời điểm sau khi nguồn sáng đã tắt.
Viên kim cương Hope từ lâu được đồn đại mang theo một lời nguyền.
Khi được dâng tặng viên kim cương quý, vua Louis XIV say mê sắc đẹp của nó nên đã mua ngay và cho đẽo gọt lại. Viên kim cương được nhận danh hiệu "Kim cương xanh của nhà vua" và bị cắt thành hình trái tim. Lúc này, viên kim cương Hope có một tên khác là Màu xanh nước Pháp (French Blue). Công việc đẽo gọt được giao cho Jean Pitau một thợ kim hoàn riêng của hoàng gia Pháp. Trong vòng hai năm, Jean Pitau đã đẽo gọt, đánh bóng viên kim cương trước khi cẩn vào một cây trâm cài áo. Kết quả là viên kim cương 68,3 kara lóe sáng màu xanh da trời và xanh thẫm. Trong suốt thế kỷ XVIII, viên kim cương này là báu vật của triều đình PhápNạn nhân thứ 2 của viên kim cương này chính là vua Pháp Louis XIV. Ông đã mua viên kim cương từ Tavernier và mài cắt lại nó vào năm 1673 để trở thành trang sức của hoàng gia với cái tên "Viên kim cương xanh hoàng gia Pháp". Nhưng không lâu sau đó, bản thân Vua Louis XIV đã qua đời do hoại tử và không hiểu vì sao hầu như tất cả các con của ông đều chết yểu.
Chưa dừng lại ở đó, ngay cả người hầu cận thân tín của vua Louis XIV là Nicholas Fouquet cũng vạ lây. Nicholas có vinh dự được mang viên kim cương trong một số dịp đặc biệt do là người thân cận của nhà vua. Đột nhiên sau đó, ông thất sủng và bị trục xuất khỏi nước Pháp, đồng thời lĩnh án chung thân tại pháo đài Pignerol. Cuộc sống của ông đang từ xa hoa trở nên đau khổ cùng cực.
Đến đời Vua Pháp Louis XVI và Hoàng hậu nổi tiếng xinh đẹp Marie Antoinette, hai người cũng được cho rằng đã bị chết thảm do ứng nghiệm lời nguyền của viên kim cương xanh mà họ rất yêu quý này. Trong cuộc cách mạng Pháp năm 1789, Vua và Hoàng hậu Marie Antoinette đã bị chặt đầu. Ngay cả người bạn thân của Hoàng hậu, Công chúa Marie Louise xứ Savoy, người hay mượn viên kim cương làm trang sức cũng không tránh khỏi bị liên lụy. Nàng đã bị sát hại dã man một cách bí ẩn và đầu được treo ở cửa sổ phòng giam của Hoàng hậu.
Trong suốt cuộc khủng hoảng chính trị Pháp, rất nhiều đồ trang sức của hoàng gia bị đánh cắp, trong đó có viên kim cương quý này, đồ bị mất gồm những viên ngọc trên vương miện của họ, bao gồm cả viên kim cương Hope này cũng bị trộm mất.
Sau khi được tìm thấy ở Luân Đôn, Viên kim cương đã thuộc quyền sở hữu của hoàng hậu Tây Ban Nha là Maria Louisa vào năm 1800. Trong thời gian đó, viên kim cương đã được tạo hình lại bởi một nhà nữ trang người Hà Lan Wilhelm Fals. Nhưng nó đã bị con của ông đánh cắp và bán đi. Cũng bởi vậy mà người thợ kim hoàn bị xử tội chết và người con cũng tự sát không lâu sau đó.
Sau đó, viên kim cương này được mua bởi Henry Philip Hope chủ một gia đình quý tộc người Anh vào năm 1813 và được gọi là "Kim cương Hope" từ đó. Nhiều bằng chứng khẳng định viên kim cương này chính là viên kim cương của Hoàng gia Pháp. Năm 1858, một nhà kim hoàn người Pháp tên Barbot phát hiện thấy viên kim cương xanh xuất hiện tại nhà Hope. Barbot biết rõ một vật tương đương là viên kim cương xanh của vua Louis XIV ông này đã mở cuộc điều tra và kinh ngạc khi thấy nhà Hope có viên đã này từ năm 1812. Viên kim cương này là tài sản chính thức của gia tộc Hope, đúng 20 năm 2 ngày sau khi viên kim cương của vua Pháp bị đánh cắp và 20 năm chính là thời gian vô hiệu hóa việc truy tìm viên kim cương bị đánh cắp cho nên không ai có thể truy tố gia đình Hope để đòi lại viên kim cương.
Lời nguyền của viên kim cương này tuy không linh ứng với Henry Hope, nhưng giáng đòn khốc liệt lên con cháu ông này là Ngài Francis Hope. Viên kim cương đã để lại cho gia đình Hope sự bất hạnh bằng cách tước đi sự giàu có và đưa họ đến chỗ phá sản. Sau cái chết của Henry Hope, viên kim cương được để lại cho cháu trai ông Lord Francis Hope, người đã cố gắng xin phép tòa án cho bán nó. Năm 1901, đề nghị của ông được chấp thuận, khi ông đang chìm trong cờ bạc và phá sản. Cụ thể là sau khi Lord Francis nhận được quyền thừa kế vào năm 21 tuổi, ông cưới một cô gái nhảy tên Mary Yohe và sống xa xỉ cho đến khi quá túng thiếu và buộc phải bán viên kim cương đồng thời tuyên bố phá sản vì khánh kiệt. Người vợ chạy theo đối thủ của chồng, còn Lord Francis chết trong cảnh nghèo đói.
Sau đó, viên kim cương được qua tay từ hoàng tử Nga Kanitowski, người bị giết trong cuộc cách mạng, tới diễn viên người Pháp Lorens Ladue, người đã tự sát ngay trên sân khấu. Chủ sở hữu người Hy Lạp là Simon Montharides cùng gia đình đã qua đời sau một vụ tai nạn ôtô khi đâm xe vào vách đá. Kể cả nhà vua Thổ Nhĩ Kỳ Sultan Abdul-Hamid II người sở hữu viên kim cương trong một khoảng thời gian ngắn cũng bị truất ngôi năm 1909.
Một thời gian sau đó, viên kim cương Hope được chuyển tới Mỹ bởi nhà nữ trang Simon Frankel và thuộc quyền sở hữu của Pierre Cartier. Viên kim cương này đổi chủ vài lần cho đến khi đến tay nhà buôn kim hoàn người Mỹ Pierre Cartier và lời nguyền lại buông tha vị này. Tuy nhiên, giới sử gia đặt nghi vấn rằng chính Cartier cũng thêm thắt thêm vài điểm huyền bí cho viên kim cương với hy vọng dụ dỗ người mua kế tiếp là Evalyn Walsh McLean - một phụ nữ giàu có ở Washington.
Sau một thời gian tìm kiếm, ông đã bán được nó cho Evalyn Walsh McLean một người giàu có nhưng lập dị đã đồng ý mua khi nghe về lời nguyền của nó. Bà đã coi nó như một chiếc bùa may mắn, nhưng nó lại mang lại quá nhiều bất hạnh. McLean cùng chồng đã mua Hope vào năm 1912 và từ đó cuộc sống của họ trượt thẳng vào vòng xoáy bi kịch. Con trai của họ chết trong một tai nạn xe hơi còn đứa con gái tự tử, còn chồng McLean bỏ theo người phụ nữ khác và cuối cùng bà lên cơn điên và chết trong nhà thương điên. Theo lời của Viện Bảo tàng Smithsonian, "hơn ai hết Evalyn Walsh McLean là người quảng bá hiệu quả nhất cho lời nguyền huyền thoại của Hope".
Viên kim cương Hope hiện nay được trưng bày tại bảo tàng ở Mỹ
Sau cái chết của Evalyn McLean, viên kim cương này đã được bán năm 1949 và được mua bởi một thương nhân New York tên là Harry Winston một Nhà thiết kế nổi tiếng, ông đã mua viên kim cương có thành tích khủng khiếp này từ nhà McLean và cũng tránh được lời nguyền. Có thể bị ảnh hưởng bởi câu chuyện về lời nguyền, Winston đã quyết tâm tặng viên kim cương cho bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian, nơi hiện tại nó đang được trưng bày. Tuy vậy, người ta nói lời nguyền của viên kim cương mạnh đến nỗi khi nó được chuyển đến bảo tàng trong một chiếc hộp bằng đồng bởi James Todd, ông đã gãy chân khi bị xe tải đâm và còn hơn thế nữa, khi vợ ông qua đời sau cơn đau tim, con chó của ông bị vướng xích và bị thắt cổ chết, cuối cùng, căn nhà của ông bị cháy rụi.Hiện nay Hope vẫn nằm yên ổn trong Viện Bảo tàng tự nhiên Smithsonian ở Washington, Mỹ. Và đến giờ, viên kim cương này chưa có dấu hiệu gì mang lại điềm rủi cho tổ chức trên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét