Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Đá thiên thạch - Tektite Stone

Đá thiên thạch - Cứt sao - Ngọc Thiên Thạch

Đá thiên thạch hình thành do cú va chạm của các thiên thạch vào trái đất. Theo các nhà khoa học trái đất và khoa học hành tinh, tectit bao gồm các mảnh vật chất trên trái đất bị bắn ra trong quá trình xảy ra vụ va chạm (tại vị trí va chạm) của các vật thể ngoài trái đất.

Đá thiên thạch Tektite có thành phần chủ yếu là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4-8%. Khác với các mẫu vật sắt tự nhiên trên trái đất, lượng niken trong sắt tự nhiên trên trái đất không nhiều như vậy. Vì đá thiên thạch thường chứa lượng sắt nhất định, có từ tính và dễ dàng dùng nam châm thử để nhận biết. Về khối lượng, với cùng một kích cỡ thì thiên thạch thường nặng hơn và cứng chắc hơn đá thường.
Đá Thiên Thạch

Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch sắt rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa. Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch.
Đá thiên thạch thường có màu đen gần giống với thủy tinh núi lửa nhưng khi đập vỡ thì thiên thạch có tính chất trong của đá quý và có thêm sắc màu nâu sáng ở viền. Trên bề mặt thiên thạch có những nốt lỗ chỗ li ti do vết tích của bọt khí vỡ và có những đường lằn xoắn ốc chứng tỏ bị làm nguội, đông đặc khi rơi trong khí quyển.

Các thiên thạch thường có niên đại cao hơn tuổi của Trái Đất và là một trong những nguồn thông tin giúp các nhà nghiên cứu khám phá ra lịch sử hình thành của hệ mặt trời cách đây 4,5 tỷ năm trước. Các nhà khoa học cũng tin rằng bí mật về nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất cũng nằm bên trong các thiên thạch này.

Ở Việt Nam là có khá nhiều đá thiên thạch, nó là kết quả của những va chạm cổ xưa, hiện tại thì không có thiên thạch va chạm thiên thạch tại vĩ độ của Việt Nam như các nước vùng cực. Thiên thạch tự nhiên thường có màu đen, hoặc ngả màu đen vàng do bị oxy hóa. Có khi thiên thạch bị vứt lăn lóc lẫn các loại đá sỏi khác; cũng có lúc được rao bán với giá bạc tỉ.

Nhiều người trong giới sưu tầm đá quý, kể cả những tay trùm buôn bán đá quý trong và ngoài nước, đôi khi cũng mua nhầm phải những loại đá có hình dạng bề ngoài gần giống với thiên thạch. Những loại đó có thể là thủy tinh núi lửa (obsiđian), bom núi lửa, tro của hỏa thạch và một loại sỏi màu đen có nhiều ở vùng Cao Bằng, Yên Bái và đặc biệt nhiều ở Lâm Đồng.

Tại Việt Nam có nhiều cách gọi loại đá này như: đá thiên thạch, tektite, cứt sao, ngọc thiên thạch. Nhiều năm trước đây lượng đá thiên thạch lớn đã được thu gom về để chế tác và xuất khẩu. Việc này khiến cho số lượng thiên thạch tại Việt Nam trở nên khan hiếm. Ngày nay chủ yếu chỉ còn xuất hiện thiên thạch loại nhỏ, được chế tác thành đồ trang sức hoặc để thô bán cho người sưu tầm. Nếu không cẩn trọng khi mua bán sẽ bị lừa đảo đến bạc tỷ vì loại đá này.

Một chiếc thiên thạch có thể có giá từ vài nghìn đồng trên một gram cho đến hàng chục triệu đồng trên gram. Giá trị của một viên đá thiên thạch phụ thuộc vào nguồn gốc, độ hiếm, kích thước, tình trạng và mức độ đẹp mắt của chúng. Những hòn thiên thạch xuất xứ từ Mặt Trăng và Sao Hỏa có giá bán đặc biệt cao.


Với thiên thạch mang năng lượng ở mức độ thấp, thường cũng không có gì nguy hiểm đến sức khỏe. Chỉ với những loại đá thiên thạch có năng lượng mạnh, có thể khiến các thiết bị điện tử ngưng hoạt động thì nên đem đi bán ngay chứ không nên mang về nhà. Vì trong những đá thiên thạch đó có năng lượng phóng xạ gây hại đến sức khỏe con người như biến loạn nhiễm sắc thể, ung thư….

0 nhận xét:

Đăng nhận xét