Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

Kim cương - diamond, nữ hoàng đá quý

Kim cương có thành phần cấu tạo từ nguyên tử các bon.

Kim cương được hình thành trong lòng đất tại độ sâu 150km, nhiệt độ và áp suất sẽ giúp cacbon hóa thành kim cương. Theo sự  đứt gẫy địa tầng và phun trào núi lửa mà kim cương có mặt trên bề mặt địa tầng trái đất. Ngoài ra kim cương còn có thể được hình thành trong những hiện tượng có áp suất và nhiệt độ cao khác. Người ta có tìm thấy trong tâm thiên thạch những tinh thể kim cương có kích thước cực kì nhỏ sau khi chúng rơi xuống đất tạo nên một vùng có áp suất và nhiệt độ cao để phản ứng tạo kim cương xảy ra. Những hạt bụi kim cương được dùng trong khoa học hiện đại để xác định những nơi đã có thiên thạch rơi xuống.

Hiện nay, kim cương được khai thác nhiều nhất là ở tại Trung Phi và Nam Phi, với 49% lượng khai thác toàn cầu. Mỗi viên kim cương giá trị khi được phát hiện và chế tác đều có tên tuổi, lai lịch xuất xứ đàng hoàng. Lịch sử  tồn tại và qua bao bao thăng trầm cũng luôn được lưu lại.

Kim cương là vật chất tự nhiên có độ cứng lớn nhất và được lấy chuẩn trong thang đo Mohs, với độ cứng là 10. Tuy vậy độ giòn của kim cương không được tốt. Nếu lấy búa đập thì kim cương cũng có thể nát vụn. Kim cương cũng có thể cháy tại nhiệt độ 800 độ C và đủ khí O2 và truyền nhiệt rất tốt.

Màu sắc của kim cương

Kim cương có rất nhiều màu sắc: không màu, xanh dương, xanh lá cây, cam, đỏ, tía, hồng, vàng, nâu và cả đen.Những viên kim cương có những vệt màu sáng được gọi là những viên kim cương màu. Nếu viên kim cương có màu rất đậm, chúng sẽ được gọi là "có màu sắc rực rỡ". Kim cương có màu là loại kim cương chứa một lượng nhỏ tạp chất, do trong cấu trúc của nó, một nguyên tử cacbon bất kỳ trong mạng tinh thể bị thay thế bởi một nguyên tử của nguyên tố khác.

Nguyên tố Nitơ có trong cấu trúc phân tử sẽ khiến kim cương có mầu vàng

Graff Vivid Yellow

Kim cương xanh dương khi có nguyên tố Boron.
Kim cương xanh có thể biểu diễn nhiều tông màu khác nhau, từ những gam màu nhạt của bầu trời bình minh đến xanh da trời hoặc xanh nước biển sâu. Mầu sắc đậm nhạt sẽ phụ thuộc vào số lượng nguyên tố Bo trong viên kim cương.


Argyle violet

Kim cương xanh lá cây

Green Diamond

Kim cương không mầu, kim cương nguyên chất


Kim cương đỏ ( kim cương máu)
Kim cương đỏ là loại kim cương quý hiếm nhất trong gia đình kim cương với chỉ chưa đến 20 viên được biết đến cho đến ngày nay. Ngoài một số viên có màu đỏ tía hoặc đỏ pha trộn với các màu sắc khác, một viên kim cương màu đỏ tinh khiết là cực kì hiếm. Theo ước tính, cứ 1 triệu carat kim cương tự nhiên mới có có 1 carat màu hồng hay màu đỏ.

Kim cương đỏ được hình thành do quá trình "biến dạng dẻo" làm thay đổi cấu trúc phân tử xảy ra trong mỗi viên kim cương. Độ cứng của kim cương đỏ lớn hơn nhiều lần so với kim cương trắng thông thường.

Moussaieff Red

Kim cương hồng


Kim cương màu hồng và màu nâu ám khói liên quan với các sai hỏng tại các mặt trượt do biến dạng dẻo sau kết tinh. Các sai lệch xuất hiện ở các mặt trượt gây nên sự hấp thụ ánh sáng và tạo nên màu.

Steinmetz Pink
Kim cương đen
Kim cương đen là gì còn được biết đến dưới tên khoa học là Carbonado, là một dạng thù hình cứng nhất và không tinh khiết của kim cương đa tinh thể bao gồm kim cương, than chì và carbon vô định hình. Cấu tạo đặc biệt này khiến cho kim cương đen tự nhiên có màu mờ đục, bề mặt rỗ, xốp và có rất nhiều các tạp chất bên trong. Cũng bởi vì vậy mà loại kim cương này rất khó để chế tác và đánh bóng.

Kim cương đen sau khi chế tác vẫn chứa rất nhiều khiếm khuyết trên bề mặt cũng như những tạp chất lẫn bên trong, làm cho nó có màu đen mờ đục và hầu như ánh sáng không xuyên qua được. Do vậy, người ta đã tạo ra loại kim cương đen trong suốt và có bề mặt sáng bóng hơn bằng cách xử lý chiếu xạ. Nói đến giá trị thì kim cương đen là loại kim cương rẻ tiền nhất.
Kim cương đen

Kim cương màu cam


Pumpkin Diamond


Phương pháp để phân loại kim cương

Phân loại kim cương dựa vào 4 đặc tính, còn nổi tiếng với tên 4Ccarat (khối lượng), color (màu sắc), clarity (độ trong) và cut (cách cắt).

1. Carat Carat là đơn vị dùng để đo khối lượng của đá quý nói chung. Một carat được định nghĩa là 200 milligram. Một điểm, bằng 1% carat hay 2 mg, được dùng để đánh giá các viên kim cương có khối lượng dưới 1 carat. Giá của viên kim cương tăng nhanh khi khối lượng tăng.

2. Độ trong Độ trong được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp 10 lần số lượng các vết trầy xước, màu sắc của những vết gãy, vị trí của chúng, tất cả đều được dùng để đánh giá kim cương. Khi độ trong nâng cao lên khi số kim cương đạt được tiêu chuẩn đó thấp hơn. Chỉ có 20% kim cương có thể đủ để làm đồ trang sức, 80% cho công nghiệp, trong đó có 20% kim cương có những vết trầy thấy rõ bằng mắt thường. Những người mua bình thường rất khó có thể nhìn thấy những vết như thế này. Những vết xước không ảnh hưởng nhiều đến tính chất tinh thể của viên kim cương. Tuy nhiên, những vết mờ có thể làm giảm sự tán sắc ánh sáng. Vết nứt lớn có thể làm cho kim cương vỡ. Kim cương có thể được đánh giá là không có khuyết điểm nào cho đến không hoàn hảo.


Sự tán sắc ánh sáng của kim cương
3. Màu sắc Một cấu trúc tinh thể nguyên chất sẽ làm cho viên kim cương không màu. Tuy nhiên, hầu hết những viên kim cương đều không hoàn hảo. Tùy theo màu sắc có thể tăng hay giảm giá trị của viên đá. Những đốm nhỏ màu vàng sẽ làm giảm giá trị kim cương đi rất nhiều trong khi màu hồng hay xanh dương sẽ làm tăng giá trị của viên kim cương.

Tạp chất thường gặp nhất trong kim cương là nitơ, một phần nhỏ nitơ trong tinh thể kim cương làm cho kim cương có màu vàng thậm chí màu nâu. Trong tiêu chuẩn GIA thì viên kim cương không màu là "D" và vàng là "Z". Đôi khi người ta còn sử dụng các phương pháp quang học phức tạp để xác định màu. Những viên kim cương có điểm màu thật thấp hay thật cao rất hiếm, và cũng rất đắt tiền. Từ D-G là những viên không màu, từ H-J là gần như không màu, K-M là hơi có màu, N-Y là màu vàng nhạt hay nâu. Tuy nhiên, viên kim cương có màu vàng nhạt Z rất hiếm có và có giá trị rất cao. Trái với màu vàng và màu nâu, những màu khác khó tìm thấy hơn và có giá trị hơn. Chỉ cần viên kim cương hơi hồng hay xanh lam thì giá trị đã rất cao rồi. Tùy theo mạng tinh thể cacbon bị thay thể bằng nguyên tố nào mà kim cương sẽ có màu đó. Những màu thường gặp là vàng, hồng, xanh dương, xanh lá cây, đỏ, nâu...

4. Cách cắt Kĩ thuật cắt kim cương vừa là một môn khoa học vừa là một nghệ thuật. Nó miêu tả quá trình viên kim cương được thành hình và đánh bóng từ dạng viên đá đầu tiên đến một viên ngọc sáng ngời. Có rất nhiều công trình nghiên cứu toán học được nghiên cứu nhằm làm cho lượng ánh sáng mà nó phản xạ được là nhiều nhất. Một trong số đó là công trình của nhà toán học yêu thích khoáng vật Marcel Tolkowsky. Ông là người nghĩ ra cách cắt hình tròn và đã đề ra các tỉ lệ thích hợp cho nó. Một viên kim cương được cắt theo kiểu hình tròn hiện đại trên bề mặt có tất cả 57 mặt. Trong đó, phần trên có 33 mặt và phần dưới có 24 mặt. Phần trên có nhiệm vụ tán xạ ánh sáng thành nhiều mằu sắc khác nhau trong khi phần bên có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng.

De Beers Centenary Diamond 100 triệu USD

Ý nghĩa của kim cương

Từ cổ xưa, kim cương đã là đá quý đại diện cho cung Bạch dương, ngự trị phần lịch đầu tháng 4 theo cung hoàng đạo. Tên gọi Diamond – kim cương được đặt theo từ “adamas” trong tiếng Hy lạp với nghĩa “không thể thất bại”.

Đối với đường công danh sự nghiệp, kim cương được cho là làm cho công việc có nhiều triển vọng tốt, xây dựng được mối quan hệ chan hòa với bạn bè, đồng nghiệp, việc kinh doanh thuận buồm xuôi gió và có nhiều tài lộc. Ngoài ra về mặt tình cảm, kim cương cũng là viên đá kỉ niệm 10 năm và 60 năm ngày cưới của các cặp vợ chồng.

Kim cương càng quý thì càng ít được làm đồ trang sức, đó là một khối tài sản có giá trị về mặt tích lũy.

Kim cương thể hiện sự giầu sang uy quyền tột bậc, đó là sự phô trương sự sang trọng một cách lộng lẫy.  Một viên kim cương quý giá gây ra lòng tham dễ hơn so với khơi dậy niềm đam mê cái đẹp. Kim cương có trong nó sự đam mê tích tụ của cả thế giới, một sức hút đến mê muội. Sự si mê tồn tại và kế thừa trong kim cương từ đời này sang đời khác. 

Kim cương lấp lánh nhưng không tạo ra nền tảng tình cảm. Vẻ đẹp, sự quý hiếm, giá trị cao biến kim cương là nơi lưu trữ sự tham lam thèm khát. Nói về tính chất phong thủy và từ tác dụng tốt của kim cương thì vô hình chung kim cương đã bị giá trị vật chất lấn át hoàn toàn vì giá trị cái đẹp của kim cương.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét