Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Gỗ hóa thạch - Petrified wood, fossil wood

Gỗ hoá thạch còn được gọi là gỗ hoá đá, gỗ hoá thạch tiền thân là những thân cây gỗ bị chôn vùi trong nham thạch hàng triệu năm chuyển hoá thành đá, một số ít gỗ hoá thạch có niên đại hàng triệu triệu năm lâu hơn nữa sẽ thành gỗ hoá ngọc, khi đã thành gỗ hoá ngọc rồi thì được nhiều người xem như là một loại đá quý hiếm. Gỗ hoá thạch có đặc tính từ trường bền vững, tượng trưng cho sự trường thọ và vĩnh cửu.



- Gỗ hoá thạch hình thành cách đây từ 4 đến 12 triệu năm, những đợt phun trào dung nham từ các miệng núi lửa đã tràn qua các rừng cây làm chôn vùi hầu hết những cánh rừng này. Trong thành phần dung nham của núi lửa có chứa chất silic (SiO2), một số cây không bị đốt cháy mà chôn vùi trong dòng nham thạch, dung dịch này sẽ thấm vào các thớ cây, khiến cho cây cứng như đá, qua hàng triệu năm đã biến thành gỗ hóa thạch tuyệt đẹp.



- Gỗ hóa thạch có độ cứng tương đương với đá mã não, đá chalcedony.
- Gỗ hóa thạch được tìm thấy nhiều ở Indonesia, Australia, Hoa Kỳ. Ở vùng Primorie thuộc Nga, Ukraina, Acmênia, Việt Nam, Myanma. Gỗ hoá thạch Việt Nam đa phần gỗ cứng không đồng đều, gỗ bột mềm hoặc bị bọng sớ bên trong nhiều nên khi gia công thành trang sức đá đạt tỉ lệ không cao nên thường để trưng dạng thô nguyên thuỷ. Gỗ hoá thạch Myanma thịt nhiều và chắc, thậm chí có chổ đã hoá ngọc nên có giá trị cao, gỗ hoá thạch Myanma dùng gia công chạm khắc mặt dây chuyền đá, vòng tay đá, mặt Phật hoặc để trưng thô đều có giá trị.


- Thường trong gỗ hóa thạch vẫn lưu giữ những vòng sinh trưởng và thậm chí cả cấu trúc tế bào rất tinh vi chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Đôi khi còn xuất hiện những họa tiết thứ cấp trông giống như đường phân chia trên bề mặt đá ngọc bích hoặc mã não. Thường thì gỗ hóa thạch có màu xám và nâu, tuy nhiên cũng gặp loại có màu phớt đỏ, cam vàng, phớt đen và một số ít màu hiếm gặp là màu ngọc xanh lá cây.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét