Chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật Cinnabar. Trong đá có sulfua thủy ngân - HgS có thể gây độc. Về mầu sắc khi tạo hình đồ vật rất bắt mắt, nhưng để làm vật liệu trang sức hay đồ dùng thì không nên một chút nào.
Đá Chu Sa - Cinnabar |
Chu sa được tán vụn và nung ở nhiệt độ cao. Bằng cách này người ta có thể thu được thủy ngân lỏng. Do thủy ngân có độc tính rất cao, việc khai thác chu sa dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Điều này lý giải việc người Maya dùng đá chu sa để trấn yểm mộ cổ chống những tên trộm mộ. Các phạm nhân La Mã cổ đại phạm trọng tội cũng bị kết án tử bằng việc bị ép lao động tại các mỏ khai thác chu sa.
Cinanabar |
Người Trung Hoa trước kia có đồn đại bí thuật kiểm nghiệm trinh tiết mang tên Thủ Cung Sa cũng là dụng loại đá này. Người ta dùng chu sa để tạo ra một loại dung dịch màu đỏ lên phía trên cánh tay của người con gái để đánh dấu sự trinh tiết. Họ nuôi thằn lằn trong một cái bình bằng chu sa (màu đỏ). Sau khi cho thằn lằn ăn đủ 7 cân chu sa, họ đem thằn lằn giã nhuyễn rồi bôi lên tay chân hay trên thân thể cô gái (lấy dung dịch này chấm 1 vết tròn màu đỏ lên taycách vai 1 tấc). Màu đỏ này quanh năm không phai. Chỉ khi nào cô gái chung chăn gối với người đàn ông thì vết màu đỏ này tự nhiên biến mất.
Ngoài ra người Trung Hoa cũng từng sử dụng đá chu sa để chữa bênh theo phương pháp dĩ độc trị độc. Nhưng đây là phương pháp cực đoan, không khoa học chỉ dùng trong nền y học yếu kém xưa kia.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét