Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

Ngọc Hồng Lựu - Đá Thạch Lựu - Garnet

Ngọc Hồng Lựu hay còn được gọi là đá thạch lựu, tên tiếng anh là Garnet. Trong lịch sử ngành khoáng vật học và ngọc học, có thể nói Garnet Ngọc hồng lựu là viên đá có lịch sử lâu đời nhất. Những nhà khảo cổ học đã tìm thấy một chiếc vòng hạt trang sức được làm từ đá Garnet ngọc hồng lựu ở Ai Cập, có niên đại hơn 5000 năm tuổi. Đá Garnet đã tồn tại cùng với các vị pharaong trong các buổi thờ tế linh thiên để biểu đạt tính cao quý của Garnet tượng trưng cho các vị vua quyền lực.

 Ngọc hồng lực Garnet

Ngọc hồng lực biểu tượng cho quyền lực và sự may mắn, sắc đỏ của Garnet biểu tượng cho ngọn lửa chiến thắng và cao quý. Niềm tin vào màu đỏ rực rỡ ấy người dân trên khắp thế giới tin rằng giữa bên mình đá Garnet thì sự thành công, may mắn và vinh quang sẽ sớm đến nhanh.

Garnet Ring

Ngọc hồng lựu Garnet được khai thác ở nhiều nơi trên thế giới nhưng đa phần thường ở Đông Phi, Ấn Độ và một vài nơi Châu Âu . Trong đó trung tâm sản xuất nữ trang và gia công đá quý lớn nhất thế giới Czechoslovakia ( Tiệp Khắc ) cũng là nơi có nguồn khai thác nổi tiếng dựa vào các mỏ Garnet đỏ từ thế kỉ 16.

Người xưa cho rằng, ngọc hồng lực Garnet không chỉ giúp xua đuổi bất hạnh, che chở và bảo vệ chủ nhân khỏi những thế lực đen tối mà còn đem lại hạnh phúc, sự bình yên, một cuộc sống viên mãn dài lâu cho chủ nhân. Với niềm tinh khơi gợi sự đam mê lẫn tính phúc trong cuộc sống hôn nhân và vợ chồng, đá Garnet xua đuổi sự bất hạnh và lẻ loi về lâu dài, đem lại sự phấn chấn tinh thần cho vợ chồng.

Tên gọi Ngọc Hồng Lựu xuất phát từ viêc ngọc hồng trông như hạt của quả lựu, Bên trong granet bao gồm 6 dạng khoáng vật là almandin, grossular, andradit, pirop, spessartit, uvariovit. Màu sắc của các dạng khoáng vật rất đa dạng (đỏ, đỏ sẫm, hồng, đen, đỏ nâu, da cam, vàng, phớt lục...) được tạo bởi các ion crom, sắt, mangan.

Nhẫn ngọc hồng lựu


Biến đổi màu sắc sẽ xảy ra nếu ngọc hồng lực Garnet tiếp xúc với bức xạ nhiệt lớn. Bên cạnh đó  không nên tránh cho đá tiếp xúc với nước xà phòng hoặc tẩy rửa nhất là tránh việc rửa đá thạch lựu Garnet bằng máy siêu vi bởi khi đó nó sẽ lấy đầy và đẩy các khoáng chất ra khỏi viên đá gây biến đổi hình dạng. Do đó chỉ nên dùng nước nguội và khăn mềm lau bề ngoài grant mà thôi thì khi ấy vẻ đẹp của Garnet sẽ tồn tại mãi mãi.

Đá xà cừ Labradorite - Hắc nguyệt quang

Đá xà cừ Labradorite hay còn được gọi là đá hắc nguyệt quang. Đá xà cừ là một trong những loại đá có độ ánh cao khi mài bóng.

Khi được mài cắt đúng trục sáng, đá xà cừ sẽ lên ánh xà cừ nhiều màu cực kỳ độc đáo. Đá xà cừ có các ánh xanh, ánh vàng và thậm chí là 7 sắc cầu vồng khi đặt dưới nắng. Đá xà cừ có độ cứng 6-6,5 trên thang Mohs.


Đá xà cừ Labradorite


Đá xà cừ là một biến thể của Feldspar, tùy từng góc nhìn khác nhau bạn sẽ thấy đá có màu trắng, trắng sữa, màu xanh,…Đá xà cừ Labradorite được đánh giá là giá trị nhất khi nó thể hiện được đầy đủ quang phổ gồm một dãy 7 sắc cầu vồng trong sự phản quang. Khi chưng bầy ở những nơi có nhiều ánh sáng, đá Labradorite sẽ phản chiếu tạo hiệu ứng 7 sắc cầu vồng đẹp mắt.


Đá xà cừ dạng khối thiên nhiên ít có loại có lớp xà cừ hoàn hảo. Thường chỉ có 1 lớp nhỏ xà cừ ở một phần viên đá. Khối xà cừ quý hiếm là có khá nhiều xà cừ trên bề mặt. Hơn thế nữa, chúng lại ở ngay mặt trước của viên đá. 



Công dụng của đá xà cừ 

Đá xà cừ Labradorite là đá sức mạnh, cho phép bạn thấu suốt những ảo tưởng và xác định thực tế hình thành của những giấc mơ và những mục đích. Nó làm mạnh thêm những trực giác.

Một số nhà thạch học trị liệu cho rằng Labradorite có thể có tác dụng điều trị vô sinh, đau khớp và bệnh ở tuyến tiền liệt. Giúp điều trị bệnh ở cột sống. Kích thích quá trình chuyển hoá và giúp thải trừ sỏi thận.


Chuyên gia về tính huyền bí của đá và những nhà chiêm tinh học cho rằng, đá Labradorite là đá hộ mệnh tốt. Nó phát triển năng khiếu thấu thị và linh cảm. Trong thời kì trăng thượng huyền (trăng non đầu tháng), viên đá trở nên lạnh giá và phát quang rực rỡ hơn do tiếp thụ được sức mạnh huyền bí.

Ở Anh, những nhà chiêm tinh học cho Labradorite là biểu tượng của sự trong trắng và thông thái. Labradorite bảo vệ ngôi nhà khỏi những người khách không mời và phát triển tính kiên nhẫn ở chủ nhân của nó.

Đá Labradorite là đá đa sắc hợp với tất cả các mệnh, nó có thể đổi màu rất phong phú, phải để dưới góc độ phản chiếu ánh sáng đặc biệt mới có thể nhìn thấy, hình dạng bên ngoài của nó thường đen, nhưng khi chiếu tia sáng vào nó phản xạ ánh sáng tạo nên sự tương phản màu sắc lung linh bắt mắt, thường làm cho người ta vừa kinh ngạc vừa thích thú.

Đá xà cừ Labradorite là loại khoáng thạch rất huyền diệu, có khả năng giúp khai mở tâm thức và liên kết với năng lượng vũ trụ. Nó còn có khả năng kích thích thần nhãn tăng sự nhạy bén của trực giác và sự tập trung về một vấn đề. 

Quả cầu đá xà cừ 

Đá xà cừ có đa màu sắc đa dạng, có thể phù hợp với mọi không gian, hợp với nhiều mệnh khác nhau.

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Đá Spinel - Đá Tia Lửa

Đá Spinel là một khoáng vật nhôm magie trong nhóm spinel (MgAl2O4)

Đá Spinelcòn được gọi là đá tia lửa. Đá có nhiều mầu như hồng, tím, xanh..., nhưng nổi bật nhất là mầu đỏ tươi như Ruby. Cái tên Spinel xuất hiện từ tiếng Hy Lạp - Spinos có nghĩa là tia lửa. Đá được tìm thấy ở dạng khoáng vật biến chất, và cũng là khoáng vật chính trong các đá mácma mafic hiếm gặp; các đá mácma này tương đối thiếu alkali liên quan đến nhôm, và ôxít nhôm có thể tạo ra dạng corundum hoặc có thể kết hợp với magiê tạo thành spinel. Đây là lý do vì sao spinel và ruby thường được tìm thấy cùng nhau.

Red Spinel

Đá Spinel có một lịch sử đá quý nhầm lẫn vĩ đại nhất:

Đá tia lửa spinel thường bị nhầm với đá ruby và saphia, thậm chí đá Spinel còn hiếm hơn Ruby. Phần lớn spinel có màu đỏ và hồng, còn màu xanh, tím và các màu khác thì ít hơn.  Đá Spinel có độ cứng là 7,5-8 trong thang Mohs, kém so với độ cứng 9 của Ruby và Saphia.

Pink Spinel

Lịch sử và truyền thuyết đá Spinel:

Viên đá tên là Black Prince’s Ruby gắn trong vương miện Hoàng gia Anh nặng 170 carat thực chất không phải là ruby mà là spinel đỏ. Viên Timur Ruby 352 ct cũng là viên spinel đỏ, hiện là tài sản của Nữ hoàng Anh, nó có một dấu vết lịch sử trên bề mặt: được khắc tên của một hoàng đế Mông Cổ là người từng là chủ viên đá.





Ở Myanmar, nơi đã khai thác được một số spinel màu đẹp nhất, vào đầu năm 1587 người ta đã công nhận spinel là một loại đá quý riêng biệt. Còn nhiều nơi khác việc nhầm lẫn spinel thành đá khác kéo dài hàng thế kỷ sau đó.

Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến của Spinel:

Các nhà sưu tập và nhà buôn ưa thích đá Spinel vì vẻ rực sáng, độ cứng và nhiều màu đặc biệt. Chúng mềm hơn chút so với Ruby nhưng lại rẻ hơn đá ruby và saphia có màu tương đương.


Red Spinel, pink Saphia and platinum
Màu spinel đẹp nhất là đỏ tươi ngang ngửa với ruby. Spinel phổ biến hơn ở tông màu nhạt và đẹp như hồng và tím. Đặc biệt đá màu hồng tươi có chút sắc cam được khai thác ở Myanmar, người ta gọi chúng là spinel lửa. Spinel cũng có màu xanh đẹp do coban, tuy nhiên màu này rất hiếm. Spinel đỏ và xanh là giá trị hơn cả, còn đá màu nhạt hơn sẽ rẻ hơn.

Purple Spinel

Tác dụng của đá Spinel

Trong phong thủy, đá spinel được cho là là loại đá chứa nhiều năng lượng lửa dương. Do đó, đá spinel được khuyến khích sử dụng cho những người đang bị căng thẳng, giúp sảng khoái tinh thần và làm dịu những cơn đau.

Mỗi màu sắc của đá spinel lại có một tác dụng riêng với sức khỏe của người đeo: spinel đỏ giúp tăng cường sinh lực, hai màu xanh lá cây và màu hồng của spinel sẽ giúp cho tình yêu thêm thăng hoa và mở rộng tính từ bi hướng thiện. Màu đá spinel tím violet được gắn liền với sự hưng phấn tinh thần và màu vàng được sẽ tốt cho trí óc , giúp minh mẫn cho chủ nhân đeo.




Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

Viên kim cương Hope, viên kim cương tâm linh thần bí

Viên kim cương Hope nguyên thủy được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda Ấn Độ. Ban đầu viên kim vương nặng 115 Kara và được gắn vào mắt bức tượng thần Sita trong một ngôi đền ở Ấn Độ. Vào năm 1642, một thương gia kiêm nhà thám hiểm người Pháp tên là Jean Baptiste Tavernier đã lấy được viên kim cương xanh đó.

Người ta kể rằng Tavernier đã móc viên đá quý trên khỏi một trong những con mắt trên tượng thần Sita. Va do hành động báng bổ thánh thần đó, ngay sau khi dâng và bán nó cho vua Louis XIV, Tavernier đã gặp thảm kịch khi tới Ấn Độ trong một chuyến đi khác, có tin cho rằng ông bị một bầy chó hoang xé xác.



Viên kim cương Hope hiện tại nặng 45,52 kara, tương đương với kích thước và hình dạng của một quả trứng chim bồ câu.  Với màu "xanh lam pha xám sẫm huyền ảo" hay "xanh lam sẫm". Trong văn học đại chúng, viên kim cương Hope được mô tả như một "màu xanh thẳm siêu tinh tế", và được so sánh với cả màu xanh lam của viên sapphire xanh lam đẹp nhất.

Đặc biệt viên kim cương Hope phát ra một ánh sáng đỏ mãnh liệt khác thường sau khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím sóng ngắn, kim cương tạo ra một lân quang đỏ rực rỡ (hiệu ứng 'sáng rực trong tối') dai dẳng một số thời điểm sau khi nguồn sáng đã tắt.

Viên kim cương Hope từ lâu được đồn đại mang theo một lời nguyền.

Khi được dâng tặng viên kim cương quý, vua Louis XIV say mê sắc đẹp của nó nên đã mua ngay và cho đẽo gọt lại. Viên kim cương được nhận danh hiệu "Kim cương xanh của nhà vua" và bị cắt thành hình trái tim. Lúc này, viên kim cương Hope có một tên khác là Màu xanh nước Pháp (French Blue). Công việc đẽo gọt được giao cho Jean Pitau một thợ kim hoàn riêng của hoàng gia Pháp. Trong vòng hai năm, Jean Pitau đã đẽo gọt, đánh bóng viên kim cương trước khi cẩn vào một cây trâm cài áo. Kết quả là viên kim cương 68,3 kara lóe sáng màu xanh da trời và xanh thẫm. Trong suốt thế kỷ XVIII, viên kim cương này là báu vật của triều đình Pháp

Nạn nhân thứ 2 của viên kim cương này chính là vua Pháp Louis XIV. Ông đã mua viên kim cương từ Tavernier và mài cắt lại nó vào năm 1673 để trở thành trang sức của hoàng gia với cái tên "Viên kim cương xanh hoàng gia Pháp". Nhưng không lâu sau đó, bản thân Vua Louis XIV đã qua đời do hoại tử và không hiểu vì sao hầu như tất cả các con của ông đều chết yểu.
Chưa dừng lại ở đó, ngay cả người hầu cận thân tín của vua Louis XIV là Nicholas Fouquet cũng vạ lây. Nicholas có vinh dự được mang viên kim cương trong một số dịp đặc biệt do là người thân cận của nhà vua. Đột nhiên sau đó, ông thất sủng và bị trục xuất khỏi nước Pháp, đồng thời lĩnh án chung thân tại pháo đài Pignerol. Cuộc sống của ông đang từ xa hoa trở nên đau khổ cùng cực.

Đến đời Vua Pháp Louis XVI và Hoàng hậu nổi tiếng xinh đẹp Marie Antoinette, hai người cũng được cho rằng đã bị chết thảm do ứng nghiệm lời nguyền của viên kim cương xanh mà họ rất yêu quý này. Trong cuộc cách mạng Pháp năm 1789, Vua và Hoàng hậu Marie Antoinette đã bị chặt đầu. Ngay cả người bạn thân của Hoàng hậu, Công chúa Marie Louise xứ Savoy, người hay mượn viên kim cương làm trang sức cũng không tránh khỏi bị liên lụy. Nàng đã bị sát hại dã man một cách bí ẩn và đầu được treo ở cửa sổ phòng giam của Hoàng hậu.

Trong suốt cuộc khủng hoảng chính trị Pháp, rất nhiều đồ trang sức của hoàng gia bị đánh cắp, trong đó có viên kim cương quý này, đồ bị mất gồm những viên ngọc trên vương miện của họ, bao gồm cả viên kim cương Hope này cũng bị trộm mất.

Sau khi được tìm thấy ở Luân Đôn, Viên kim cương đã thuộc quyền sở hữu của hoàng hậu Tây Ban Nha là Maria Louisa vào năm 1800. Trong thời gian đó, viên kim cương đã được tạo hình lại bởi một nhà nữ trang người Hà Lan Wilhelm Fals. Nhưng nó đã bị con của ông đánh cắp và bán đi. Cũng bởi vậy mà người thợ kim hoàn bị xử tội chết và người con cũng tự sát không lâu sau đó.

Sau đó, viên kim cương này được mua bởi Henry Philip Hope chủ một gia đình quý tộc người Anh vào năm 1813 và được gọi là "Kim cương Hope" từ đó. Nhiều bằng chứng khẳng định viên kim cương này chính là viên kim cương của Hoàng gia Pháp. Năm 1858, một nhà kim hoàn người Pháp tên Barbot phát hiện thấy viên kim cương xanh xuất hiện tại nhà Hope. Barbot biết rõ một vật tương đương là viên kim cương xanh của vua Louis XIV ông này đã mở cuộc điều tra và kinh ngạc khi thấy nhà Hope có viên đã này từ năm 1812. Viên kim cương này là tài sản chính thức của gia tộc Hope, đúng 20 năm 2 ngày sau khi viên kim cương của vua Pháp bị đánh cắp và 20 năm chính là thời gian vô hiệu hóa việc truy tìm viên kim cương bị đánh cắp cho nên không ai có thể truy tố gia đình Hope để đòi lại viên kim cương.

Lời nguyền của viên kim cương này tuy không linh ứng với Henry Hope, nhưng giáng đòn khốc liệt lên con cháu ông này là Ngài Francis Hope. Viên kim cương đã để lại cho gia đình Hope sự bất hạnh bằng cách tước đi sự giàu có và đưa họ đến chỗ phá sản. Sau cái chết của Henry Hope, viên kim cương được để lại cho cháu trai ông Lord Francis Hope, người đã cố gắng xin phép tòa án cho bán nó. Năm 1901, đề nghị của ông được chấp thuận, khi ông đang chìm trong cờ bạc và phá sản. Cụ thể là sau khi Lord Francis nhận được quyền thừa kế vào năm 21 tuổi, ông cưới một cô gái nhảy tên Mary Yohe và sống xa xỉ cho đến khi quá túng thiếu và buộc phải bán viên kim cương đồng thời tuyên bố phá sản vì khánh kiệt. Người vợ chạy theo đối thủ của chồng, còn Lord Francis chết trong cảnh nghèo đói.

Sau đó, viên kim cương được qua tay từ hoàng tử Nga Kanitowski, người bị giết trong cuộc cách mạng, tới diễn viên người Pháp Lorens Ladue, người đã tự sát ngay trên sân khấu. Chủ sở hữu người Hy Lạp là Simon Montharides cùng gia đình đã qua đời sau một vụ tai nạn ôtô khi đâm xe vào vách đá. Kể cả nhà vua Thổ Nhĩ Kỳ Sultan Abdul-Hamid II người sở hữu viên kim cương trong một khoảng thời gian ngắn cũng bị truất ngôi năm 1909.

Một thời gian sau đó, viên kim cương Hope được chuyển tới Mỹ bởi nhà nữ trang Simon Frankel và thuộc quyền sở hữu của Pierre Cartier. Viên kim cương này đổi chủ vài lần cho đến khi đến tay nhà buôn kim hoàn người Mỹ Pierre Cartier và lời nguyền lại buông tha vị này. Tuy nhiên, giới sử gia đặt nghi vấn rằng chính Cartier cũng thêm thắt thêm vài điểm huyền bí cho viên kim cương với hy vọng dụ dỗ người mua kế tiếp là Evalyn Walsh McLean - một phụ nữ giàu có ở Washington.

Sau một thời gian tìm kiếm, ông đã bán được nó cho Evalyn Walsh McLean một người giàu có nhưng lập dị đã đồng ý mua khi nghe về lời nguyền của nó. Bà đã coi nó như một chiếc bùa may mắn, nhưng nó lại mang lại quá nhiều bất hạnh. McLean cùng chồng đã mua Hope vào năm 1912 và từ đó cuộc sống của họ trượt thẳng vào vòng xoáy bi kịch. Con trai của họ chết trong một tai nạn xe hơi còn đứa con gái tự tử, còn chồng McLean bỏ theo người phụ nữ khác và cuối cùng bà lên cơn điên và chết trong nhà thương điên. Theo lời của Viện Bảo tàng Smithsonian, "hơn ai hết Evalyn Walsh McLean là người quảng bá hiệu quả nhất cho lời nguyền huyền thoại của Hope".

Viên kim cương Hope hiện nay được trưng bày tại bảo tàng ở Mỹ

Sau cái chết của Evalyn McLean, viên kim cương này đã được bán năm 1949 và được mua bởi một thương nhân New York tên là Harry Winston một Nhà thiết kế nổi tiếng, ông đã mua viên kim cương có thành tích khủng khiếp này từ nhà McLean và cũng tránh được lời nguyền. Có thể bị ảnh hưởng bởi câu chuyện về lời nguyền, Winston đã quyết tâm tặng viên kim cương cho bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian, nơi hiện tại nó đang được trưng bày. Tuy vậy, người ta nói lời nguyền của viên kim cương mạnh đến nỗi khi nó được chuyển đến bảo tàng trong một chiếc hộp bằng đồng bởi James Todd, ông đã gãy chân khi bị xe tải đâm và còn hơn thế nữa, khi vợ ông qua đời sau cơn đau tim, con chó của ông bị vướng xích và bị thắt cổ chết, cuối cùng, căn nhà của ông bị cháy rụi.


Hiện nay Hope vẫn nằm yên ổn trong Viện Bảo tàng tự nhiên Smithsonian ở Washington, Mỹ. Và đến giờ, viên kim cương này chưa có dấu hiệu gì mang lại điềm rủi cho tổ chức trên

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

Đá Peridot, đá ô liu

Đá Peridot còn được gọi là đá ô liu, theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là sự sung túc. Đá Peridot là một dạng đá quý của khoáng vật olivine. Đá được tạo thành bởi magma trong tinh thể núi lửa và trong cả thiên thạch rơi xuống trái đất. 

Thành phần trong cấu trúc của đá Peridot có sắt nên đá chỉ có tông màu lục, từ lục hơi vàng nhạt đến màu lục. Đá Peridot có màu sắc khá giống Ngọc lục bảo, nên Đá Peridot hay bị nhầm lẫn với loại ngọc này. Đá Peridot còn được ví là ngọc lục bảo emerald hoàng hôn vì màu lục của Peridot không tối vào ban đêm và vẫn thấy được dưới ánh đèn.

Đá Peridot chỉ có độ cứng 6,5 trên thang Mohs nên mềm hơn nhiều đá quý khác như: Kim Cương, Ruby, Emeral, mà kể cả là đá thạch anh. Vì vậy khi cất giữ đồ trang sức bằng đá peridot thì nên cẩn thận, tránh cọ sát và làm rơi.

Đá Peridot


Phân bố đá Peridot

Ngày nay, phần lớn đá Peridot được khai thác ở khu bảo tồn San Carlos, bang Arizona Mỹ, và một lượng lớn ở Trung Quốc. Peridot đẹp, cỡ lớn được tìm thấy ở Myanmar. Ở Việt Nam, Peridot thường được tìm thấy ở những vùng đất đỏ bazan như Lâm Đồng, Gia Lai. Đá này thường được mài giác hình ovan, tuy nhiên cũng có những dạng khác để làm trang sức hoặc trang trí trên các công trình kiến trúc siêu sang.


Công dụng của đá Peridot

Đá Peridot là loại đá có màu sắc kết hợp giữa vàng cao quý và xanh lục hi vọng. Đá peridot như tấm bùa hộ mệnh, đuổi tà ma, xua tan nỗi sợ hãi trong đêm tối và đem lại cho người sử dụng đức tính ôn hòa, hôn nhân hạnh phúc, mĩ mãn. Ngoài ra Peridot còn mang ý nghĩa ghi dấu ấn về thời gian - đây là viên đá kỷ niệm 16 năm ngày cưới.



Đeo trang sức đá Peridot mang hình trái tim có thể tẩy sạch trái tim khỏi sự đố kỵ, oán giận, cay đắng, ghét bỏ và lòng tham, để ta tha thứ, đồng thời mở lòng ra với niềm vui và những mối quan hệ mới.

Do khả năng giải phóng giận dữ và tội lỗi, nó rất tốt để giải độc gan và túi mật, nơi chất chứa những cảm xúc này, đeo đồ trang sức gắn peridot có lợi cho việc điều hoà hoạt động của hệ tim mạch và huyết áp. Chúng có tác động tốt đối với cơ thể trong điều trị các bệnh cảm cúm, bệnh ở mắt và cột sống.  Mặt khác bột đá Peridot cũng có thể dùng làm thuốc uống, chữa bệnh hen suyễn rất tốt hoặc để trang điểm.


Mang màu xanh mát, Peridot được xếp vào đá quý tuổi tháng 8 - tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, thể hiện nét hiền hoà lãng mạn. Đặc biệt, với những người tuổi Thân, sử dụng bộ trang sức gắn đá quý Peridot sẽ có được sự may mắn, nó sẽ mang lại cho bạn niềm hạnh phúc, mãn nguyện trong cuộc sống.

Màu xanh lá của đá Peridot là màu tượng trưng cho sức sống và niềm hi vọng, thể hiện ước mơ về một thế giới xanh tươi, yên bình. Trang sức đá Peridot mang màu đá xanh lá tuyệt đẹp của mệnh Mộc, đặc biệt rất hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Và các chủ nhân mệnh Mộc có thể đeo màu bản mệnh của chính mình.





Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Đá Pietersite, đá giông bão - mầu xanh của biển và mầu vàng của lửa

Đá Pieterside còn có tên gọi là đá giông bão, đá giông tố. Đá Pieterside được đặt theo tên ông Sid Pieters – người đầu tiên phát hiện vào năm 1962 ở miền Bắc Namibia. Sau đó, đá cũng được tìm thấy vào năm 1993 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Mỏ đá Pietersite hiếm gặp này cũng là loại vật chất rất được quan tâm tại một số vùng của nước Mỹ. Đá Pietersite có vân đẹp lạ mắt và có độ cứng là 6,5-7 trên thang Mohs.

Đá giông bão

Đá giông bão pietersite là tập hợp các khoáng crocidolite bị silic hóa có hiệu ứng óng ánh nhiều màu (khoáng chứa các bó sợi silicat) – tồn tại dưới dạng pha trộn giữa các khoáng vật màu mắt diều hâu xanh đậm hoặc khoáng vật mắt cọp màu vàng phớt nâu. Quan sát dưới kính hiển vi thấy rằng mẫu vật này gồm các bó sợi song song sắp xếp vuông góc với các dãy óng ánh nhiều màu và các bó sợi đó là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng mắt cọp. Các bó sợi này thay đổi từ màu trắng đến vàng nhạt và một số thì có màu đỏ phớt nâu, màu này được cho là do các oxide/hydroxide sắt tạo nên.  Đá Pietersite tổng hợp hỗn hợp từ các đặc trưng của các loại đá thạch anh, mắt hổ, mắt diều hâu và cả jasper vì vậy mới tạo nên một màu sắc và vân đá đặc sắc đến như vậy.


Với sự hợp kết đặc trưng của các loại đá thạch anh, mắt hổ, mắt diều hâu và cả Jasper nên Pietersite có  màu sắc cuộn xoáy màu xanh, gỉ màu đỏ, vàng và nâu. Khoảng vài năm gần đây nhiều người biết đến vẻ đẹp của nó. Dưới ánh sáng đèn flash vẻ đẹp của Pietersite hiện lên rực rỡ huyền bí giống như các đám mây giông hiện lên nhiều màu sắc dưới ánh chớp. Do vậy còn được biết một cái tên khác là Tempest Stone có nghĩa là viên đá viên đá giông tố. Pietersite có nhiều loại và đá màu ánh vàng tương phản là loại giá trị hơn cả.


Đá giông bão Pietersite có nhiều ánh vàng tương phản là loại giá trị hơn cả. Gần đây đá pietersite có xu hướng tăng giá mạnh vì vẻ đẹp của đá ngày càng được coi trọng. Dưới ánh sáng đèn flash vẻ đẹp của đá Pietersite hiện lên rực rỡ huyền bí giống như các đám mây giông hiện lên nhiều màu sắc dưới ánh chớp (Tempest Stone - Đá giông bão)


Mỗi phiến đá giông tố Pietersite khi thì như mây bay, khi thì như nước chẩy, lúc như sóng trào, lúc thì như lửa cháy, lúc thì giống như mầu vẽ. Vẻ đẹp đặc sắc của Pietersite thật đáng để chú tâm chiêm ngưỡng.




Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Những viên kim cương xanh nổi tiếng trên thế giới

Kim cương xanh là loại kim cương rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,0001% số kim cương trên thế giới. Kim cương có mầu xanh là do bị nguyên tố bo thay thế ít nhiều trong mạng tinh thể liên kết Cacbon.

Viên kim cương xanh Wittelsbach – Graff 31.06 carat  - Ấn Độ 

Những ghi chép đầu tiên của viên kim cương Wittelsbach – Graff là từ năm 1664 trở lại đây, khi Philip IV của Tây Ban Nha tặng nó cho con gái của ông, Infanta Margareta Teresa ở độ tuổi 15. Tại thời điểm đó, viên kim cương là một viên đá 35.56 carat, màu xanh dương phớt xám đậm rực rỡ, VS2, chế tác theo kiểu cũ.

Vào năm 2008, Laurence Graff đã mua viên đá với giá 23,4 triệu đôla ở phiên đấu giá của Christie ở London. Đó là mức giá cao nhất chưa từng được đưa ra đối với một viên kim cương trong một phiên đấu giá tại thời điểm đó. Graff đã cho chế tác lại viên kim cương để đạt được cấp độ màu cao hơn cũng như là độ tinh khiết cao hơn, làm mất đi 4.50 carat trong quy trình. Giống viên kim cương Hope, viên Wittelsbach-Graff phát huỳnh quang ánh sáng màu đỏ tươi.

Wittelsbach – Graff

Viên kim cương xanh Heart of Eternity (Trái tim vĩnh cửu) 27.64 carat 

Đây là viên kim cương được phát hiện tại mỏ kim cương Premier ở Nam Phi. Viên kim cương Heart of Eternity đã được công khai vào năm 2000 là một phần trong bộ sưu tập kim hoàn Thời đại hoàng kim của De Beers và được trưng bày trong cung điện hoàng kim London.



Viên kim cương Blue Moon Diamond "Mặt trăng xanh" với kích thước 12,03 carat. 

Nó được tìm thấy vào tháng 1/2014 tại mỏ đá quý Cullinan, Nam Phi, nơi được xem là "lò sản xuất" ra nhiều viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới. Mặt Trăng Xanh là một viên đá quý có độ tinh khiết hoàn mỹ.


Blue Moon Diamond

Viên kim cương xanh Argyle Violet, được tìm thấy năm 2015 tại khu mỏ Argyle ở Úc. 

Khi đó nó nặng 9,17 carat, và sau khi đánh bóng nặng 2,83 carat.



Argyle Violet

Viên kim cương Hope 45.52 carat – nhiều mặt cắt cổ điển hình gối – màu xanh phớt xám đậm 

Viên kim cương Hope nguyên thủy được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda nặng 115 Kara và sau đó được gắn vào bức tượng thần Sita trong một ngôi đền ở Ấn Độ. Vào năm 1642, một thương gia, nhà vận chuyển kim cương-kiêm nhà thám hiểm, phiêu lưu mạo hiểm người Pháp tên là Jean Baptiste Tavernier đến Ấn Độ và được cho là đã móc viên đá quý trên khỏi một trong những con mắt trên tượng thần Sita của đạo Hindu. Vì thế mà viên kim cương này được cho là mang những lời nguyền lên chủ nhân của nó.

Viên kim cương Oppenheimer Blue cắt hình chữ nhật, nặng 14,62 carat, màu xanh rực rỡ, độ tinh khiết VVS1.

Với trọng lượng 14,62 carat, viên kim cương được đặt tên Oppenheimer Blue theo tên chủ nhân của nó là Sir Philip Oppenheimer. Để bảo toàn khối lượng nên viên kim cương được cắt gần giống với cách cắt ngọc hải lam.


Viên kim cương xanh The Imperial Blue nặng 39.31 carats


Được mua lại bởi Graff vào năm 1984, Imperial Blue là sản phẩm nổi tiếng nhất được biết đến với tên gọi Deep Flawless Fancy Deep Blue Diamond. Những gì nó thiếu trong xuất xứ và cường độ màu, nó làm cho kích thước. Với giá 2 triệu đô la cho mỗi carat, nó sẽ có giá khởi điểm là 79 triệu USD.

Viên kim cương xanh The Blue Heart (Trái tim màu xanh) 30.62 carats


Viên kim cương xanh Mouawad Blue 

Ban đầu Mouawad Blue  được gọi theo tên chủ cũ là Tereschenko. Sau đó viên kim cương hình quả lê đã được Robert Mouawad mua với giá 4,6 triệu đô la tại Christie ở Geneva vào tháng 11 năm 1984, tại thời điểm đó nó là viên kim cương giá cao nhất. Ước tính nó sẽ nhận được một mức giá gấp 10 lần vào thời điểm hiện tại. 


Viên kim cương Zoe Diamond 

Viên kim cương được bán tại New York của Sotheby với hơn 32,6 triệu đô la trong tháng 11 năm 2014, phá vỡ ước tính cao 15 triệu đô la và thiết lập giá kỷ lục cho một viên kim cương xanh. Đó là hơn 3,3 triệu đô la cho mỗi carat, làm cho nó trở thành một kỷ lục giá mỗi lần bán đấu giá thế giới cho bất kỳ viên kim cương nào vào thời điểm đó.



Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

Đá Tourmaline - Tinh thế nhiều màu

Đá Tourmaline bắt nguồn từ tiếng Singhalese, có nghĩa là “tinh thể nhiều màu”

Đá Tourmaline còn được gọi là bích tỷ. Đá có mầu sắc và pha trộn mầu sắc đa dạng, tourmalien có gần như đầy đủ các màu. Đá không màu khi ở trạng thái tinh khiết, còn khi tiếp nhận các nguyên tố vi lượng đá có thêm mầu nâu nhạt đến nâu thẫm, đỏ, hồng, lam, lục, cam, vàng, lam, tím, hồng, đen... Đá Tourmaline hồng là kết quả của sự hiện diện nguyên tố mangan, đá Tourmaline xanh lục là kết quả sự hiện diện của nguyên tố sắt bên trong viên đá.

Đá Tourmaline có nhiều màu và phối hợp giữa các màu nhiều hơn các đá khác trong tự nhiên, người xưa kia tin rằng Tourmaline có thể cho họ sức mạnh trực giác nghệ thuật bởi đá này có đủ các màu để diễn tả mọi cảm xúc. Về giá cả bích tỷ có giá vừa phải, vừa túi tiền, các viên đá to chênh giá không quá cao so với những viên đá nhỏ. Độ cứng của đá tuormaline là 7-7,5 trên thang Mohs nên chống trầy xước cũng khá tốt.

Tourmaline ba mầu

Hình thành và phân bố của đá Tourmaline

Đá Tourmaline được hình thành trong các mạch nhiệt dịch ở nhiệt độ cao , cộng sinh trong một số loại đá biến chất như Quartz , Topaz ... trong Granit , Pegmatit Granit... Tourmaline là một loại đá granit có thể tạo ra điện, ở Nhật Bản và Trung Quốc gọi là “Kikoh”. Đá Tourmaline có thể tạo ra các ion âm và phát ra bức xạ điện từ ở vùng hồng ngoại xa có bước sóng từ 4-14 micron. Mà cả ion âm và tia hồng ngoại xa đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đá Tourmaline được cho là có khả năng hỗ trợ sức khoẻ, điều tiết năng lượng tinh thần con người và tạo ra vận may

Ở Việt Nam, trước đây đá tourmaline chỉ được tìm thấy tại Yên Bái nhưng với trữ lượng ít. Sau đó cũng phát hiện thêm đá tourmaline tại Bắc Cạn. Trên thế giới tourmaline được tìm thấy nhiều nhất ở các mỏ ở Brazil, Nigieria, Madagasca, Afghanistan và vùng California and Maine của Mỹ

Mầu sắc và công dụng của đá Tourmaline

Những viên Tourmaline đẹp là những viên có mầu đa sắc. Màu sắc nổi tiếng nhất của tourmaline đa sắc là Tourmaline màu dưa hấu – biệt danh được đặt theo thuật ngữ kinh doanh. Loại đá này có màu sắc giống như màu của quả dưa hấu, với sự kết hợp giữa màu hồng hay đỏ với xanh lá, đôi khi có một khoảng mỏng màu trắng xen vào giữa hai màu này. Thỉnh thoảng tourmaline màu dưa hấu được cắt lát, với lõi màu hồng bên trong và vỏ màu xanh lá bên ngoài. Về hình dạng thì những viên tourmaline được cắt mài facet thành hình chữ nhật dài – bao gồm hình cắt emerald hay hình kéo bên trong. Một điều bạn cần chú ý là, Tourmaline màu dưa hấu là cái tên được dùng trong giao thương, còn đối với thuật ngữ chuyên môn của viện nghiên cứu đá quý, người ta vẫn gọi tên loại đá màu dưa hấu này là “tourmaline lưỡng sắc”.

Blue Tourmaline
Đá Tourmaline do tính đa sắc có thể làm cân bằng tất cả 7 luân xa của cơ thể, nhờ đó nó có khả năng tẩy trừ và tạo vòng khí quang bảo hộ cơ thể không cho âm năng xâm nhập cơ thể, cũng như có tác dụng chữa bệnh cho toàn bộ cơ thể. Đá Tourmaline cũng giúp ngăn chặn năng lượng xấu từ các thiết bị điện tử và phóng xạ rất tốt.

Khi tiếp xúc với Tourmaline thì khả năng thực bào của bạch cầu tăng lên, do đó mà tăng cường cho hệ miễn dịch. Tourmaline đen giúp hình thành một tấm chắn ngăn các ảnh hưởng có hại cả về mặt sinh lí và tâm lí. Tourmaline cũng được sử dụng để trung hoà các tình trạng như giận dữ, bực bội, thiếu tự tin.



Đá Tourmaline đen tạo ra năng lượng giúp bạn luôn suy nghĩ tích cực trong hoàn cảnh khó khăn, mang lại sự may mắn, hạnh phúc. Tourmaline đen cực kì hiệu quả khi cần tỉnh táo và cũng làm cân bằng những người hay “mơ mộng”.

Đá Tourmaline xanh lá cây có tác dụng mang lại niềm vui trong cuộc sống, khuyến khích lòng kiên nhẫn và sự cởi mở. Ngoài ra nó còn thu hút tiền bạc và thành công trong kinh doanh.

Đá Tourmaline màu xanh da trời (indicolite) làm tăng khả năng truyền thông, trực giác và giảm bớt sự căng thẳng, hỗ trợ rất tốt trong thiền định.

Blue Tourmaline
Đá Tourmaline hồng - tím kết hợp với năng lượng nữ tính tạo ra sự rung động cộng hưởng sâu sắc để chữa lành các vết thương tình cảm, làm dịu nỗi đau mất mát. Mang viên đá này bên mình sẽ mang lại cảm giác thoải mái, an toàn và một tấm lòng nhân ái, khoan dung.

Đá Tourmaline vàng - nâu kích thích óc sáng tạo và trí thông minh, đem lại sự sáng suốt cho đầu óc và làm gia tăng cảm giác mạnh mẽ và can đảm. Tóm lại, đó là một năng lượng hoàn hảo dành cho những người kinh doanh.

Đá Tourmaline lục cân bằng cảm xúc, từ đó loại bỏ căng thẳng và sợ hãi, giúp ngủ sâu và đem lại yên bình. Nó có thể được dùng để chữa các vấn đề về tim, tuyến ức và hệ miễn dịch, cũng như giúp tăng cân

Tourmaline lam làm hoạt hóa chakra họng và trán, nên rất tốt khi chữa trị các bệnh về cổ họng, phổi và mắt. Vừa tăng khả cường truyền thông và trực giác để liên lạc với thế giới tâm linh, tourmaline lam còn giúp ta giải tỏa đau buồn.