Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Đá Sphene - đá Titanite

Đá Sphene còn có tên gọi " đá titanite" là do hàm lượng titan có trong đá: CaTiSiO5

Cái tên “ Sphene” xuất phát từ tiếng Hy Lạp, “ sphen” có nghĩa là “ nêm” ám chỉ sự hình thành tinh thể của nó. Đá Sphene có màu vàng vàng, xanh lá cây, cam hay nâu ánh rực rõ là rất hiếm. Đá Sphene có độ bóng cao, có ánh lửa mạnh tựa kim cương, có độ dai nhưng lại khá mềm. Độ cứng trong thang Mohs chỉ là 5-5,5.

Đá Sphene


Lịch sử tên gọi của Đá Sphene

Đá Sphene đã được biết đến từ nă 1787 và được Martin Klaproth đặt tên titan theo thành phần chính của nó vào năm 1795. Năm 1801, nó được đặt tên là Sphene bởi nhà hoá học người Pháp, Rene Jusst Hauy. Vào năm 1982, Uỷ Ban Hiệp Hội khoáng sản Quốc Tế về khoáng sản và khoáng sản mới đã quyết định sử dụng tên “ titanite” chứ không phải sphene. Tuy nghiên cả sphene và tintanite vẫn được công nhận là khoáng vật và sphene là thuật ngữ gemology được sử dụng nhiều nhất. Hiện nay, đá Sphene được tìm thấy nhiều ở Brazil, Madagascar, Mexico, Austria, Srilanka và Mỹ.

Độ sáng và bóng của đá Sphene

Đá Sphene thông thường đều có lẫn các tạp chất, giá trị không cao. Chỉ khi đá Sphene sạch và trong thường rất hiếm thì mới có giá trị cao. Những viên Sphene lớn từ 5 carat cũng rất hiếm và có giá trị. Đá Sphene có độ bóng cao vì thế nó cũng là một trong những viên đá có giá trị.

Đá Sphene có thể được mài facet đối với những viên đá trong và ít tạp chất, với nhiều hình dạng như tròn, vuông, chữ nhật, giọt nước, oval.. . Những viên đục hơn có thể được mài cabochon. Sphene hơi mềm nhưng bù lại đá có tính dai. Khi mài cắt sẽ tạo ra được những viên đá đẹp mắt.

Tác dụng của đá Sphene đối với phong thuỷ

Đá Sphene được cho là giảm bớt sự căng cơ, sốt và viêm mô. Đá Sphene được cho là một viên đá làm dịu nhẹ và bảo vệ người đeo nó khỏi năng lượng xấu.
Ngoài ra, sphene còn giúp cho tự duy sáng tạo, minh mẫn. Trong tín ngưỡng của người Hindu truyền thống sphene có liên quan đến chakra Ajna, còn được gọi là con mắt thứ ba, hoặc chakra lông mày có liên quan đến tâm trí và những kiếp trước.


Ứng dụng của đá Sphene

Vì tính chất mềm (5-5,5 Mohs) dễ bị trày của sphene, nó không được chế tác làm nhẫn, chỉ được chế tác trên các đồ trang sức không bị va đập nhiều như hoa tai, mặt dây chuyền.

Vì thế khi sử dụng trang sức đá Sphene tránh va chạm mạnh. Độ cứng đá thấp vì thế không để chung đá với các loại đá khác dễ gây trầy xước.  Có thể làm sạch đá là sử dụng nước xà phòng và một miếng vải mềm để lau. Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh như axit.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét