Đá cẩm thạch là loại đá được cấu tạo bởi những hạt và sợi cực nhỏ kết dính vào nhau. Độ cứng của đá cẩm thạch từ 5,5-7 trên thang Mohs. Chúng có độ cứng thấp hơn nhiều khi so với loại đá quý như kim cương, ruby, saphia. Tuy nhiên nhờ cấu tạo vi sợi và hạt nên đá cẩm thạch có độ dai chắc cao nhất, nhờ đó mà người ta có thể cắt cẩm thạch thành những miếng rất mỏng.
Đá cẩm thạch chất lượng thấp thì chỉ để thể làm vật liệu xây dựng. Với đá cẩm thạch có chất lượng tốt có thể chế tác làm thành những món đồ trang sức cực đẹp và giá trị cao. Đá cẩm thạch chất lượng cao thì sẽ được gọi là ngọc cẩm thạch (ngọc Jade). Ngọc cẩm thạch Jade lại có hai loại là ngọc Nephrite và ngọc Jadeite.
Khái niệm dân gian từ xa xưa “đeo lâu ngày ngọc cẩm thạch lên nước” có thể hiểu với ý nghĩa sau: mồ hôi thấm vào và sự cọ sát vào da người lâu ngày và thường xuyên có thể tác động một chút lên bề mặt đá, có thể là hơi bóng hơn hoặc hơi bị thay đổi màu.
Ngọc cẩm thạch Jade trắng: giúp giải quyết các vấn đề tồn động trong tâm trí.
Ngọc cẩm thạch Jade đỏ: kích thích sự yêu thương cho người đeo nó.
Ngọc cẩm thạch Jade xanh lá cây hay còn gọi là ngọc phỉ thúy: giúp xóa đi sự hiểu lầm, bế tắc trong quan hệ tình cảm.
Ngọc cẩm thạch Jade màu vàng: làm tăng năng lượng cho những người thiếu nghị lực, ù lì, hoặc đang bị trầm cảm.
Ngọc cẩm thạch màu xanh: làm tăng khả năng tập trung và ngăn chăn sự phân tâm.
Đá cẩm thạch có tính chất là phát ra từ tính. Thế nên khi đeo cẩm thạch đi chụp phim hoặc siêu âm thì sẽ bị nhiễu và ảnh hưởng đến độ nét của hình ảnh. Mức ảnh hưởng thế nào tùy thuộc vào độ lớn – nhỏ của sản phẩm.
Ở Myanmar có vài mỏ ngọc lộ thiên tại phía Bắc, sản lượng và chất lượng luôn đứng đầu thế giới. Ngọc cẩm thạch nổi tiếng và chất lượng cao nhất với mầu xanh lý chính là Ngọc Phỉ Thúy
Cấu trúc ngọc cẩm thạch
Các khe nứt và các vi lỗ rỗng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của ngọc cẩm thạch. Ranh giới các vi hạt và sợi trong cẩm thạch tạo nên các vi lỗ rỗng. Các khe nứt được tạo ra do các lực nén ép tự nhiên sau khi đá hình thành. Quá trình chế tác hoặc va chạm khi đeo cũng có thể tạo nên những khe nứt nhỏ hay lớn. Các khe nứt do quá trình tự nhiên thường có vật chất lấp đầy, đây là một dạng tạp chất thường có màu sắc khác hẵn đá gốc làm đá không đều màu. Các vi lỗ rỗng ít ảnh hưởng đến độ bền của đá, nhưng các rạn nứt thì có thể ảnh hưởng.Đá cẩm thạch rất dai chắc, khó bị mẻ, bể, nhưng nếu đá có những khe nứt lớn thì khi va chạm mạnh, đá sẽ bị tách và bể theo những khe nứt này (các vòng đeo tay là dễ bị va chạm nhất). Tuy nhiên khi chế tác, chất keo hay sáp phủ lên che lấp tất cả các vi khe nứt, người mua không thể nhìn thấy chúng dù xem với lúp tay phóng đại 10 lần. Với các thiết bị chuyên dùng tại các phòng giám định đá quý, các chuyên viên có thể xác định được các vi khe nứt và mức độ ảnh hưởng xấu của chúng đối với sản phẩm cẩm thạch.
Vòng tay ngọc phỉ thúy |
Các cách xử lý ngọc cẩm thạch Jade
Ngày nay người ta thường xử lý đá cẩm thạch để tạo cho chúng dáng vẻ đẹp hơn, bền hơn và dễ bán hơn. Ngọc cẩm thạch thường được đánh giá chất lượng là- Ngọc cẩm thạch thiên nhiên ( chưa bị xử lý )
- Ngọc cẩm thạch thiên nhiên đã xử lý chất lượng
- Ngọc cẩm thạch thiên nhiên đã xử lý độ trong
- Ngọc cẩm thạch thiên nhiên đã xử lý tăng cường màu
- Ngọc cẩm thạch thiên nhiên đa xử lý ngâm tẩm polyme
Sau khi tẩy rửa các tạp chất màu tối dính trên bề mặt đá bằng axit, người ta phủ keo (polyme) lên bề mặt và lấp vào trong các vi lỗ rỗng, khe nứt của cẩm thạch. Đây là phương pháp thông dụng giúp cho đá bền hơn và tăng độ bóng và bảo vệ bề mặt với ngọc kém chất lượng.
Hầu hết các đá cẩm thạch trên thị trường đều phủ một lớp keo cực mỏng. Xử lý phủ một màu nhân tạo lên bề mặt đá cẩm thạch có màu xấu hay màu nhợt nhạt, làm cho chúng có màu đẹp hơn và dễ bán hơn.
Màu tẩm thường là màu lục để giả với Phỉ Thúy, đôi khi màu nhuộm là tím nhạt hoặc cam nhạt… Diện tích tẩm màu cũng thay đổi: tẩm toàn bộ bề mặt viên đá, tẩm một phần, tẩm theo dạng đốm. Với loại ngọc tẩm mầu này thì sau một thời gian dùng mầu của ngọc có thể bị nhạt đi vì bạc mầu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét